Vào năm 1743, thang "máy" đầu tiên được chế tạo dưới triều vua LOUIS XV, ở VERSAILLES năm 1743 và để cho chính vua. Thang này đưọc xây ở ngoài, trong sân nhỏ để cho vị quốc vương này có thể từ phòng ông ở tầng lầu 1 lên lầu 2 để gặp người yêu là bà DE CHÄTEAUROUX.
Năm 1829 , thang máy cơ học (Ascenseur mécanique) ra đời . Loại này lần đầu tiên được làm ra tại Luân Ðôn (Coliseum của Regent's Park) năm 1829. Nó có thể chứa hàng chục hành khách.
Năm 1845, máy nâng (élevateur) thủy lực đầu tiên (Sir William Thomson)
Năm 1857, thang máy đầu tiên dùng cho công chúng được khánh thành năm 1857 tại Nữu Ước (New York) do Elisha Graves OTIS, người Mỹ, chế tạo cho E.V. HAUGHTWOUT & Co., một cửa hàng cao 5 tầng ở Broadway. Ông OTIS đã giới thiệu thang máy có thắng đầu tiên tại Nữu Ước năm 1852.
Năm 1867 , Léon ÉDOUX (1827 - 1910) đã thiết kế 2 máy nâng bằng pít-tông thủy lực (appareil élévateur à pistons hydrauliques) chiều cao 21m cho triển lãm tại PARIS năm 1867. Ông đã đặt tên nó là ASCENSEUR.
Sự xuất hiện thang máy thủy lực được phổ biến ở Hoa Kỳ từ năm 1889, nhanh hơn 20 lần so với máy OTIS năm 1857. Sự phát triển bị giảm bớt lại vì phải đào những khối hình trụ (cylindre) rất sâu nên rất khó khăn .
Năm 1880-1882 , thang máy điện lần đầu tiên được phát minh bởi công ty SIEMENS&HALSKE cho cuộc triển lãm kỹ nghệ tại Mannheim năm 1880. Nó lên 22m trong 11 phút. Nó đã chuyên chở 8.000 hành khách trong 1 tháng lên đỉnh của lầu quan sát cho khu triển lãm.
Năm 1900-1903, sáng chế máy chạy điện không bộ giảm tốc do hãng Otis & Brothers
Năm 1908 , thang máy điện đầu tiên lên cao trên 200m được xây dựng tại Nữu Ước
Năm 1910, Otis giới thiệu thang máy cuộn (escalator) đầu tiên.
Sau đó một loạt cao ốc ra đời đánh dấu tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng nói chung và thang máy nói riêng :
Năm 1930 : Cao ốc Chrysler 319 m ( New York )
Năm 1931 : Empire State Building New 381m ( New York )
Năm 1972 : World Trade Center ….( New York )
Năm 1973 : Tháp Sears là một tòa nhà chọc trời ở Chicago cao 443m ( sau đổi tên thành Willis Tower )
Năm 1998 : Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur ( Malaixia )
Năm 2004 : Taipei 101 cao 508m ( Taipei )
Năm 2012 : Burj Dubai cao 818 m ( UAE )
Năm 2015 ( dự kiến ) Shanghai Tower cao 632 m ( Shanghai )
Song song với việc cung cấp thiết bị thang máy cho các dự án nhà cao tầng thì việc giới thiệu công nghệ của các nhà sản xuất cũng liên tục được triển khai :
Năm 1993, hãng MISUBITSHI đã chế tạo cho một cao tầng Landmark tower- Yokohama (Nhật) một thang máy có vận tốc 45km/h ( tương được 750 m/s ) . Đây là thang máy có tốc độ nhanh nhất thế giới vào thời điểm này . Nó đi từ tầng 1F lên đến tầng 72F mất chỉ khoảng hơn 50s . Tuy nhiên để giúp cho việc vận hành êm và tránh sốc do việc tăng tốc thì thang máy phải mất khoảng 40s để tăng tốc và giảm tốc . Thời gian giữ tốc độ 750 m/s chỉ diễn ra khoảng hơn 10s .
Năm 2001 , hãng Toshiba đã chế tạo cho một cao tầng Taiwan 101 tower- Đài Bắc (Taiwan) một thang máy có vận tốc 60km/h ( tương được 1010 m/s ) . Đây là thang máy có tốc độ nhanh nhất thế giới vào thời điểm này .
Năm 2008 , Thang máy có tốc độ cao nhất Trung Quốc được bố trí tại tòa nhà Shanghai Jinmao Tower : hãng Mitsubishi với thang máy 32 km/h (tương được 540 m/s )
Thang máy có tố độ cao nhất thế giới cập nhật cho đến năm 2014-2015 là sản phẩm của hãng Mitsubishi được bố trí cho tòa nhà Shanghai Tower . Tốc độ thiết kế là 64,8 km/h ( tương đương 18 m/s ).
Trong thế kỹ XIX , một loạt hãng thang máy đã ra đời như KONE , Schindler , Thyssen , Mitsubishi , Hitachi , Toshiba….và đây cũng là các nhà sản xuất hàng đầu thế giới .
Công nghệ thang máy cũng có nhiều thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng , sự an toàn và tiết kiệm năng lượng . Đặc biệt công nghệ biến tầng VF ( Varriable Frequency ) giúp thang máy vận hành êm ái , tốc độ cao và tiết kiệm năng lượng .